Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Đề xuất chức trợ lý điều tra

Sáng 27/2, Thường vụ Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự do Bộ Công an soạn thảo.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, Pháp lệnh điều tra hình sự ra đời năm 2004 hiện xuất hiện nhiều hạn chế nên cần thiết có luật mới thay thế. Với 10 chương và 71 điều, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho biết tinh thần của Luật Tổ chức cơ quan điều tra là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can được coi không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự do Bộ luật tố tụng In backlit film hình sự quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Họ có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; được trợ giúp pháp lý; khiếu nại, tố cáo; được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự...

Tại điều 54, dự thảo đề xuất chức danh mới là "trợ lý điều tra". Ông Vương giải thích, trợ lý điều tra là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp điều tra viên thực hiện hoạt động điều tra tại cơ quan điều tra. Theo dự thảo, trợ lý điều tra viên có quyền lập hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; giúp điều tra viên thực hiện hoạt động khác. Đây cũng là người thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Thủ trưởng cơ quan điều tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết nhiều người trong Ủy ban khi thẩm tra dự án luật này tán thành với đề nghị bổ sung chức danh trợ lý điều tra, vì vậy cần quy định rõ về tiêu chuẩn, địa vị pháp lý như là một chức danh tư pháp độc lập trong Luật này và cả trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Một số ý kiến khác đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành, cho rằng các thẩm quyền tố tụng trong giai đoạn điều tra phải được giao cho Điều tra viên. Trợ lý điều tra không phải là chức danh tố tụng. Nhiều người In backlit film tai TPHCM e ngại nếu bổ sung sẽ làm tăng biên chế, gây tốn kém ngân sách nhà nước.

Nêu quan điểm của mình, ông Hiện tán thành việc không bổ sung chức danh này do lo "sẽ làm tăng biên chế".

Trao đổi với các đại biểu, thượng tướng Lê Quý Vương cho hay việc tinh giản biên chế với cơ quan điều tra là điều cần cân nhắc. Nếu tình hình tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng gia tăng thì không thể tinh giản. Lý giải vì sao cần bổ sung chức danh trợ lý điều tra, tướng Vương cho hay điều tra viên cần có bộ phận hỗ trợ. "Khi lấy lời khai cần có người ghi chép, ghi âm... hay khi khám nghiệm hiện trường cần người hỗ trợ chụp ảnh", ông nói.

Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng chức danh "trợ lý" chỉ dùng trong phục vụ lãnh đạo. Ông Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cho rằng "không nên tạo điều kiện cho mấy ông lính con cũng làm tướng, nếu cần thì tăng số lượng điều tra viên".

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói: "Thẩm phán còn không có trợ lý thì sao điều tra viên lại phải có? Tôi chả hiểu thế nào. Nếu không phù hợp với thực tiễn, quy định này khi trình ra Quốc hội sẽ bị bác". Người đồng cấp với bà Phóng là ông Uông Chu Lưu cũng cho rằng không nên có chức danh trợ lý điều tra.

Trong phiên họp sáng nay, nhiều đại biểu cũng chung quan điểm không nên giao một số hoạt động điều tra cho công an xã, phường thị trấn, đồn, trạm như trong dự luật. Ủy ban in canvas gia re Tư pháp cho rằng nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã đang được thực hiện theo Pháp lệnh Công an xã. Cụ thể, đây là lực lượng tiếp nhận, phân loại xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại…. và không được coi là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Hiện đánh giá công an xã là lực lượng bán chuyên trách, trình độ cán bộ ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra. Việc giao thêm một số hoạt động điều tra ban đầu cho công an xã sẽ vượt quá khả năng, dễ dẫn đến việc làm sai lệch trong điều tra vụ hình sự. Ông lo ngại những hạn chế này sẽ gây khó khăn cho cơ quan điều tra chuyên trách; làm bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị công an xã chỉ thực hiện nhiệm vụ theo Pháp lệnh Công an xã.

"Tại một số vụ án, công an xã vào điều tra ban đầu là bị xóa sạch dấu vết, không làm được gì cả. Không nên giao cho cơ quan này tiến hành điều tra ban đầu", ông Hiện nói.

Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh, Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Thuân cũng cho rằng công an xã là lực lượng không chuyên nghiệp vì thế không thể giao điều tra ban đầu.

Đề xuất mở rộng cho lực lượng kiểm ngư, cơ quan thuế, ủy ban chứng khoán nhà nước có thẩm quyền điều tra hình sự của dự thảo cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Đa số các đại biểu đề xuất bỏ quy định này.

Chiều nay, Thường vụ thảo luận về dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam.

Bảo Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét